Search This Blog

Wednesday, March 28, 2012

Các thủ thuật tính nhanh trong Excel

Phím tắt hay dùng

ESC Bỏ qua dữ liệu đang thay đổi
F4 hay Ctrl+Y Lặp lại thao tác vừa làm
Alt + Enter Bắt đầu dòng mới trong ô
Ctrl + Delete Xoá tất cả chữ trong một dòng
Ctrl + D Chép dữ liệu từ ô trên xuống ô dưới
Ctrl + R Chép dữ liệu từ bên trái qua phải
Shift + Enter Ghi dữ liệu vào ô và di chuyển lên trên trong vùng chọn
Tab Ghi dữ liệu vào ô vào di chuyển qua phải vùng chọn
Shift + Tab Ghi dữ liệu vào ô vào di chuyển qua trái vùng chọn
= Bắt đầu một công thức
F2 Hiệu chỉnh dữ liệu trong ô
Ctrl + F3 Đặt tên cho vùng chọn
F3 Dán một tên đã đặt trong công thức
F9 Cập nhật tính toán các Sheet trong Workbook đang mở
Shift + F9 Cập nhật tính toán trong sheet hiện hành
Alt + = Chèn công thức AutoSum
Ctrl + ; Cập nhật ngày tháng
Ctrl + Shift + : Nhập thời gian
Ctrl+K Chèn một Hyperlink
Ctrl + Shift + ” Chép giá trị của ô phía trên vào vị trí con trỏ của ô hiện hành
Ctrl + ’ Chép giá trị của ô phía trên vào vị trí con trỏ của ô hiện hành
Ctrl + A Hiển thị Formula Palette sau khi nhấp một tên hàm vào công thức
Ctrl + Shift + A Chèn dấu ( ) và các đối số của hàm sau khi nhập tên hàm vào công thức
Ctrl+1 Hiển thị lệnh Cell trong menu Format
Ctrl + Shift + ~ Định dạng số kiểu General
Ctrl + Shift + $ Định dạng số kiểu Curency với hai chữ số thập phân
Ctrl + Shift + % Định dạng số kiểu Percentage (không có chữ số thập phân)
Ctrl + Shift + ^ Định dạng số kiểu Exponential với hai chữ số thập phân
Ctrl + Shift + # Định dạng kiểu Data cho ngày, tháng, năm
Ctrl + Shift + ? Định dạng kiểu Numer với hai chữ số thập phân
Ctrl + Shift + & Thêm đường viền ngoài
Ctrl + Shift + - Bỏ đường viền
Ctrl + B Bật tắt chế độ đậm, không đậm
Ctrl + I Bật tắt chế độ nghiêng, không nghiêng
Ctrl + U Bật tắt chế độ gạch dưới
Ctrl + 5 Bật tắt chế độ gạch giữa không gạch giữa
Ctrl + 9 Ẩn dòng
Ctrl + Shift + ( Hiển thị dòng ẩn)
Ctrl + Page Down ( Hiển thi ham da lien ket ( Thi 506 ))
Các thủ thuật hay trong Excel 
Hiển thị đối số của các hàm
 Để xem đối số trong một công thức, hãy nhấn Ctrl- Shift- A. Ví dụ, nếu bạn gõ =RATE và nhấn Ctrl- Shift -A, bạn có thể nhìn thấy tất cả các đối số cho hàm này (ví dụ =RATE (nper, pmt, pv, fv, type, guess)).
 Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn, gõ theo: =RATE
 Và nhấn Ctrl+A để hiển thị theo Function Wizard.
Tham chiếu các hàm
 Để tham chiếu các hàm ứng dụng trong Excel, bạn hãy giữ phím Shift-F3, Excel sẽ đưa ra hộp thoại chứa tất cả các hàm ứng dụng và hướng dẫn các cú pháp cụ thể cho từng hàm khi bạn di chuyển con trỏ điểm sáng đến hàm muốn tham chiếu. Đây cũng là cách nhập công thức nhanh mà không cần gõ toàn bộ cú pháp.
Dùng F9 để tính tạm thời
 Nếu bạn tạo một bản tính có chứa công thức quá dài nên không thể biết ngay kết quả, bạn có thể kéo con trỏ để chọn một phần của công thức trong thanh công thức, và ấn phím F9. Lập tức, kết quả của một công thức con trong dãy công thức của bạn sẽ hiện trên màn hình. Quan trọng hơn, là bạn không được ấn Enter, một phần của công thức đó sẽ bị mất, nên để chắc chắn bạn phải ấn phím ESC. Tuy nhiên nếu bạn nhỡ ấn Enter, thì hãy thử ấn tổ hợp phím Ctrl- Z để phục hồi lại các thay đổi.
Liên kết text box tới dữ liệu trong ô
 Bạn có thể liên kết một text box tới dữ liệu trong một ô của bản tính bằng cách tạo ra một text box và liên kết công thức trả lại kết quả của ô đó tới text box.
 1. Nhắp vào biểu tượng tạo một text box trên thanh công cụ Drawing. Nhắp vào bảng tính và kéo con trỏ để tạo một text box.
 2. Đưa con trỏ tới thanh công thức, gõ công thức đã cho kết quả tới ô cần liên kết vào text box. (Ví du: trong ô A1 bạn có số liệu là 2. Trên thanh công thức, ban gõ =A1). Và ấn Enter.
 3. Text hay số liệu bạn gõ trong ô đã liên kết (ví dụ A1) sẽ xuất hiện trong text box. Trong ví dụ trên thì text box sẽ có giá trị ở trong là 2.
 Bạn có thể di chuyển text box tới một vài bản tính khác trong tập bảng tính nếu bạn muốn.
Liên kết một hình ảnh tới một dãy ô
 Bạn có thể copy một dãy ô và dán nhanh chúng như một hình ảnh trong một bản tính. Đây cũng là một cách tinh xảo để dễ dàng nhìn thấy ô nào đó tại một vài nơi trong bảng tính của bạn. Bạn có thể sử dụng phương pháp này để in các ô trong một trang. Khi các ô liên kết thay đổi thì các định dạng này cũng được áp dụng cho các ô được liên kết. Để tạo một hình ảnh được liên kết, bạn theo các bước:
 1. Chọn các ô có chứa dữ liệu gốc.
 2. Nhắp vào Copy trên menu Edit.
 3. Chọn ô mà bạn muốn dán hình ảnh vừa chọn xuất hiện.
 4. Trong khi giữ phím Shift, nhắp vào Paste Picture Link trên menu Edit. Kết quả sẽ cho nhanh chóng.
Sử dụng Advanced Filter
 Nếu bạn tạo một danh sách Shift trong Microsoft Excel và muốn chọn tại dữ liệu đó và copy chúng tới bảng tính khác, hãy sử dụng lênh Advanced Filter. Để bắt đầu sử dụng lệnh này, nhắp vào Filter trong menu Dat, nhắp vào Advanced Filter và làm theo các chỉ dẫn.
Sử dụng hàm Sum + If để tính tổng dữ liệu Advanced Filter
 Giả sử bạn tạo một danh sách dữ liệu trong ô từ A1 đến A10 và muốn tính tổng tất cả các giá trị lớn hơn 50 và nhỏ hơn 200. Để làm được việc này, sử dụng theo dòng công thức dưới đây:
 =SUM( IF( A1:A10 >=50, IF( A1: A10
Để chắc chắn bạn nhập công thức như là một dãy, bạn hãy ấn Ctrl- Shift- Enter. Sau đó bạn sẽ nhìn thấy dấu ngoặc {} trong công thức. Nhưng không được ấn Enter khi đang gõ công thức.
Sử dụng hàm Sum + If để đếm dữ liệu
 Bạn đã có một danh sách dữ liệu trong các ô A1: A10, và muốn đếm tất cả các giá trị lớn hơn 50 và nhỏ hơn 200. Bạn sử dụng công thức sau:
 =SUM( IF( A1:A10 >=50, IF( A1: A10
Điền nhanh dữ liệu bằng các ô giống nhau
 Bằng cách nhắp đúp chuột vào góc phải dưới của một ô để làm xuất hiện con trỏ hình dấu cộng sẽ tạo ra một chuỗi dữ liệu giống hệt ô gốc trong các ô tiếp theo của cột. Ví dụ, nếu bạn gõ dữ liệu trong các ô A1: A20, gõ một công thức hay text vào trong ô B1. Nhắp hai lần chuột vào góc dưới của ô B1. Microsoft Excel sẽ điền dữ liệu xuống phía dưới cột từ ô B1 tới ô B20.
Sắp xếp một danh sách đẵ được lọc
 Để sắp xếp một danh sách đã được lọc, chọn Data\ Sort, và chọn cột thích hợp từ hộp điều khiển Sort by. Đặc biệt bạn cần lưu ý là sắp xếp theo thứ tự tăng dần (Ascending) và giảm dần (Descending) và nhắp vào OK.
Lấy các bộ lọc khi công việc đã hoàn thành
 Nếu bạn sử dụng AutoFilter để lọc các bản ghi, bạn đã kết thúc việc hiển thị các record đó, nhưng sau đó bạn lại muốn xem lại tất cả các bản ghi của bạn một lần nữa. Để nhận được các bản ghi đó, đơn giản bạn chọn All từ danh sách thả xuống của bộ lọc hiện tại. Nếu bạn muốn tắt chức năng AutoFilter, chọn Data\ Filter và xoá chọn trong AutoFilter.
Làm vừa dữ liệu trong một trang
Excel đã rất "cố gắng" để đưa thật nhiều dữ liệu cho vừa một trang, nhưng bạn có thể giảm bớt hay làm tăng thêm cho các dữ liệu bảng tính của bạn bằng cách thay đổi lựa chọn Adjust To % Normal Size. Hay bạn có thể sử dụng lựa chọn Fit To Pages để nén dữ liệu cho đầy số trang riêng biệt. Đơn giản, bạn chọn File\ Page Setup và thử nghiệm với hai lựa chọn đó bằng cách thay đổi các thiết đặt của chúng. Cuối cùng, nhắp vào nút Print Preview để xem kết quả.

Hiển thị các ô hay dùng


Để tìm ra bất cứ ô nào mà bạn hay dùng, chọn Auditing từ menu Tools và chọn Show Auditing Toolbar. Nhắp vào một ô cùng với một công thức, khi đó chọn Trace Precedents (nút đầu tiên trên thanh công cụ Auditing), và đưa mũi tên tới các ô mà bạn đã sử dụng để tính toán các giá trị của riêng ô đó, lúc này hình mũi tên màu xanh sẽ xuất hiện có liên kết từ các ô dữ liệu tới ô kết quả. Để xoá các mũi tên, nhắp vào nút Remove All Arrows.

Tìm nhanh các ô có chứa công thức

Để tìm ra nơi các ô chứa công thức một cách nhanh chóng trong bảng tính, chọn Go To từ menu Edit. Trong hộp thoại xuất hiện, chọn Special\ Formulas, và nhắp vào OK. Khi đó, mỗi ô có chứa một công thức sẽ được lựa chọn.

Đánh dấu vào Formulas trong hộp thoại Go To để chọn ô có công thức.

Bổ sung Shift nền web vào bảng tính

Để bổ sung dữ liệu "sống" từ các bảng tính nền web tới bảng tính hiện tại của bạn: mở bảng tính Web, gõ URL vào trong hộp thoại File Open sau đó chọn và copy các ô bạn muốn. Trong bảng tính của ban, chọn Paste Special từ menu Edit và nhắp vào nút Paste Link.

Sử dụng ô tham chiếu và nhãn text trong các công thức

Để sử dụng các tham chiếu ô cùng với nhăn text trong một công thức, bạn chỉ việc gõ một ký hiệu (& ở giữa tham chiếu và text. Ví dụ, để hiển thị dòng dữ liệu là "25 Departments", gõ (=A1 & "Departments"), trong đó A1 chứa số 25.

Làm thế nào để ấn định một macro tới một nút ?

Bạn muốn chạy macro hay hàm chỉ bằng một thao tác nhắp vào một nút? Bằng cách gán một hàm hay một macro tới một nút tuỳ biến bạn có thể thực hiện rất nhanh chóng mà không phải chọn Tools\Macro. Để ấn định một macro tới một nút, chọn View\ Toolbars\ Customize. Nhắp vào tab Commands và chọn Macros trong điều khiển Categories. K 

Saturday, March 24, 2012

Tính diện tích nhanh trong CAD

Tải về tại đây!

đây là lisp cad được Khoa Thuỷ điện lập nên đo diện tích rất dễ dàng
add lisp xong thì sử dụng như sau.
1 enter
chọn vùng cần tính diện tích (tất nhiên phải kín rồi)
enter
2 enter
là có ngay diện tích cần tính. Nó hỏi "chọn text để ghi đè diện tích lên" Nếu trên bản vẽ cần thể hiện thì bạn kích vào text bất kỳ là ra diện tích.
Kết thúc lệnh 12 enter không thì nó sẽ cộng dồn lại các vùng tính diện tích trước đó.
Chúc thành công
Thực ra trong Autocad đã có sẵn cách tính diện tích rồi, gõ lệnh aa ( tức là area), sau đó Gõ O ( tức là object) và chọn vào đường pline kín cần tính diện tích, sau đó diện tích tự suất ra, nếu muốn tính nhiều hình và cộng dồn lại thì cứ làm như thế, sau bước Object tiếp theo thì dùng lệnh A ( tức là Add) rồi nó sẽ tự động cộng dồn lại, tính 100 hình nhỏ cũng được nữa là hjhj.

Thủ thuật hay trong AutoCad

1. Bạn đang cần chọn một đối tượng nằm ở phía dưới một đối tượng khác, bạn làm như thế nào? có một cách rất đơn giản: khi chọn bạn nhấn thêm ctr, pick 1 lần nếu trúng rồi thì thôi, nếu chưa trúng thì pick thêm lần nữa nó sẽ chọn xoay vòng các đối tượng nằm tại 1 vị trí cho đến lúc đối tượng bạn chọn là thì bạn nhấn phím space (enter hoặc phải chuột).


2. Bạn đang bật một lúc nhiều lựa chọn osnap, vì thế khi bạn di chuột đến gần đối tượng, thay vào bắt theo cách bạn mong muốn, AutoCAD lại chọn kiểu snap không đúng? bạn chỉ cần nhấn phím tab chức năng osnap sẽ thay đổi xoay vòng cho đến kiểu bạn muốn thì thôi
cái Snap em có ý thế này hay hơn, mà em cũng đang dùng rất hiệu quả . lúc đang chọn giữa một đống như thế, không cần zoom lại, cũng không cấn ấn phím tab không biết bao giờ mới đến được điểm ưng ỵ Thử ấn ship và chuột phải đồng thời, xong ấn phím tắt của loại bắt điểm đó . VD tâm đường tròn là "C" , điểm cuối là "E" , điểm giữa là "M" ... các bác nghịch thêm nhé


3. Bạn muốn chỉ định một điểm là trung điểm của 2 điểm khác mà không có đối tượng nào để bắt midpoint? bạn sẽ vẽ một line đi qua 2 điểm đó và chọn midpoint, sau đó lại xóa line này đi?
Không đến nỗi phức tạp như thế, khi bạn muốn xác định trung điểm, bạn chỉ cần nhập vào mtp hoặc m2p (middle between 2 point), ACAD sẽ hỏi bạn 2 điểm đầu mút, thế là bạn đã có điểm ở giữa


4. -Nhiều bạn vẫn hay kích đúp để edit text hay dimmension, còn mình dùng lệnh "ed" như vậy thấy hiệu quả hơn nhiều đặc biệt là với dimmension.
-Nhiều bạn vẫn phải vẽ mũi tên trong khi đó có thể dùng lệnh "le", với lệnh này ta có thể viết luôn text cùng với mũi tên mà không cần phải dùng thêm lệnh text, đặc biệt sẽ dễ quản lý sau này


5. Các bạn cho mình hỏi nếu trong bản vẽ có hai đường thẳng trùng nhau làm cách nào để cho một trong 2 đường đó hiển thị lên trước hoặc sau. VD: một đường màu đỏ nằm chồng lên đường màu xanh làm cách nào để đường màu xanh hiển thị lên trước.
_bạn vào menu Tools -> Display order -> Bring to front chọn đường màu xanh_


6.Nhờ mọi người chỉ giùm em cách để đặt lại lệnh cho dễ thao tác- Ví dụ như thay vì dùng MI (đối xứng) thì em có thể đặt lại là DX chẳng hạn.
Thanks nhiu
. Bạn vô tool>customize>Edit Program Parameters, sau đó tìm đến các lệnh cần thay thế để đặt lại lệnh tắt


7. Bạn vào Express > Tools > Command Alias Editor...> Hiện bảng các lệnh tắt


8. Khi bạn muốn nối các line, arc, polyline thành 1 nhưng chúng lại không chạm nhau? Bạn dùng tham số Mutiple ngay sau khi sử dụng lệnh pline, sau đó sử dụng chức năng join:
Command: pe
PEDIT Select polyline or [Multiple]: m
Select objects: Specify opposite corner: 11 found
Select objects:
Enter an option [Close/Open/Join/Width/Fit/Spline/Decurve/Ltype gen/Undo]: j
Join Type = Extend
Enter fuzz distance or [Jointype] <8.0270>: 5.0
10 segments added to polyline
Enter an option [Close/Open/Join/Width/Fit/Spline/Decurve/Ltype gen/Undo]:


9.-Nhiều bạn vẫn hay kích đúp để edit text hay dimmension, còn mình dùng lệnh "ed" như vậy thấy hiệu quả hơn nhiều đặc biệt là với dimmension.
-Nhiều bạn vẫn phải vẽ mũi tên trong khi đó có thể dùng lệnh "le", với lệnh này ta có thể viết luôn text cùng với mũi tên mà không cần phải dùng thêm lệnh text, đặc biệt sẽ dễ quản lý sau này
-Để viết dung sai cho kích thước : ví dụ có một kích thước 30 ta cần viết dung sai +0,1/-0,2 ta làm như sau: dùng lệnh ed chọn kích thước cần sửa, gõ thêm vào +0,1^-0,2 , đánh dấu phần +0,1^-0,2 và chọn a/b trên texttool. Ta sẽ được
30 +0,1/-0,2


10.Các bạn vẽ thường phải sử dung phím F8 để vẽ đường chéo
hoặc chuyển từ vẽ chéo sang vẽ thẳng.
Hừ, cứ mỗi lần như thế lại phải với tay ra phím F8 để chọn( mà phím F8 lai rõ là xa nữa chứ)
Có cách đơn giản là bạn cứ để thằng F8 ở chế độ vẽ thẳng
Cứ mỗi lần vẽ chéo thì nhấn Shift thế là thành vẽ chéo.
Đỡ mỏi tay hehe


11.Để vẽ đường phân giác của 1 góc, bạn làm gì?


đơn giản, bạn dùng lệnh XLine, sau đó dùng tham số B (Bisect), pick vào tâm rồi pick vào 2 điểm thuộc 2 cạnh của góc. Bạn sẽ vẽ nên một đường thẳng XLine là phân giác của góc vừa rồi.


12.Chuyển file DWG sang PDF?
Đơn giản thui bạn chuyển qua đuôi PDF bằng cách. Ấn tổ hợp phím Ctrl+P, tại mục printer/Plotter bạn chọn DWG to PDF. Dùng cửa sổ Windows và chon bản vẽ song ok. vậy là ta đã có một file PDF rùi.


13.Tạo một tex theo hình vòng cung
Bạn vẽ cung tròn ra - dùng lệnh ARCTEXT (hoặc vào menu Express - Text - Arc align text) 


14.Lệnh etrude
khi bạn vẽ xong một polyline bạn muốn extrude lên thành mốt khối 3d thì bạn nhấn ctrl + alt đồng thời đưa con chỏ vào vùng polyline va bấm chuột trái và kéo ra nơi khác, ỏ bạn gõ chiều cao cho nó.


15.cách hiện thị thời gian, ngày tháng trên bản vẽ cad 
dùng lệnh "field", trong đó có nhiều thứ để bạn chọn như: tên file, đường dẫn hoặc ngày tháng ... (Nó nằm trong menu Insert\field.)


16.chuyển đường spline thành đường polyline : dùng lệnh FLATTEN 


17.Đo được góc có giá trị lớn hơn 180 độ
Bạn vẫn dùng lệnh DIMANGULAR như bình thường, chỉ hơi khác một chút là bạn đừng chọn góc giữa 2 line mà bạn chọn chức năng đo góc của Arc hay góc giữa 3 điểm là được


18. chèn ảnh vào file CAD
-PA1: bạn Insert ảnh đó vào Word rồi từ Word copy ảnh đó dán vào cad( nhưng ảnh bị vỡ trông rất xấu.)
-PA2: Trước hết bạn chuyển ảnh của bạn sang dạng bitmap (.bmp). Sau đó trên cad bạn vào menu insert, rồi chọn OLE Object, rồi dùng creat from file để insert ảnh


19.Đổi chiều mũi tên kích thước:
Ngoài việc điều khiển mũi tên trong D - Modify - Fix chúng co thể thay đổi chiều mũi tên bằng cách :
Chọn kích thước - nhấp chuột phải - chọn Flip


20.Vẽ đường dạng độ phút giây: VD : 6o20'25" 
Bạn nhập @500<6d20'25" 

Ứng dụng lips trong CAD

Cách dùng lisp


Mọi người dow lisp của mình về giải nén rồi cài vào cad.


+ Cách cài lisp: - nhập lệnh AP --> enter --> hiện ra một bảng,trong bảng ở dòng Look in bạn tìm đến chỗ bạn để lisp-nhấn tổ hợp phím Ctrl + A --> Load
- Vẫn trong bảng đó chọn nhút Contents.. --> hiện ra một bảng --> Add ,tìm đến lisp, nhấn Ctrl + A --> Add --> kéo thanh trượt của bảng lên trên cùng rồi chọn dòng đầu tiên trong bảng --> nhấn tổ hợp Shift + End --> close là xong


(chú ý: nếu bạn chỉ muốn add lisp vào tạm thời,nghĩa là khi tắt cad thì lisp sẽ không còn tác dụng nữa thì ở bước đầu tiên khi nhập Ap --> enter --> hiện ra một bảng,trong bảng ở dòng Look in bạn tìm đến chỗ bạn để lisp-nhấn tổ hợp phím Ctrl + A --> Load --> close là xong.còn nếu muốn lisp có tác dụng mãi với cad thì làm theo những bước trên)


+ Các lệnh hay dùng trong lisp :


- Lệnh 1 --> enter : Kích vào layer nào thì layer đó hiện hành để bạn vẽ


- Lệnh 2 --> enter : Kích vào layer nào thì layer đó đổi thành layer hiện hành ( VD: bạn có một đường thẳng mang tên layer trục và layer hiện hành của bạn là layer thấy ,giờ bạn muốn đổi đường thẳng trục về thành đường thẳng thấy mà không cần chọn đường rồi vào bẳng layer để chọn thì bạn nhập lệnh 2 --> enter --> kích vào đường thẳng trục vậy là lập tức đường thẳng trục được đổi thành được đường thẳng thấy


- Lệnh 11 --> enter : kích vào layer nào thì chỉ mình layer đó hiện lên trên bản vẽ còn các layer khác ẩn đi ( lệnh chuẩn của nó là lệnh Layiso)


- Lệnh 22 --> enter : kích vào layer nào thì chỉ mình layer đó ẩn đi ( ngược lại với lệnh trên)


- Lệnh 33 --> enter : hiện tất cả các layer bị ẩn trên màn hình lên ( ví dụ : khi bạn dùng lệnh 22 để ẩn một layer nào đó đi,và giờ bạn muốn nó hiện lên thì dùng lệnh 33à enter)


- Lệnh D1: vẽ cửa đi: D1 --> enter -->quét chuột đồng thời từ trái qua phải và từ dưới lên trên rồi kích chéo hai điểm ( xem hình1,2) .mọi người tùy chọn hai điểm kích chuột để đc cửa theo ý mình nhé,miễn là hia điểm chéo nhau

Thursday, March 22, 2012

Các bước thiết kế đường từ Nova

Trình tự thiết kế:
Bước 1: Cài đặt các thông số ban đầu (lệnh NS)
- Làm tròn về hai chữ số thập phân
-Thay đôi chữ viết bằng lệnh UN

Bước 2:khai báo thay đổi tuyến thiết kế (Lệnh CS)
-Lựa chọn tiêu chuẩn thiết kế
-Lựa chọn tốc độ thiết kế
-Lựa chọn lý trình ban đầu trong trường hợp đoạn tuyến là một phần của dự án.

Bước 3:Định nghĩa đường đồng mức (Lệnh ĐNDM)
-Ghi cao độ -> chọn đội tượng trong bản hướng dẫn của Nova
-Kiểm tra việc định nghĩa đườngđồng mức bằng các lệnh: CDTN; VP; LIST

Bước 4:Chèn các điểm cao trình (lệnh NT)
-Sau khi kiểm tra các đường đồng mức đã định ngĩa, chúng ta tiến hành chèn các vị trí "3" mà Nova TDN không nội suy được
+ Vị trí yên ngựa
+ Vị trí đỉnh đồi
+ Vị trí dốc chân chim
-Tại những điểm đó ta có thể dùng lệnh NT hoặc phương pháp đườngđồng mức phụ (vẽ các đường Pline không khép kín rồi sử dụng lệnh DNDM để định nghĩa cho các đường trên). 
- Cách dùng lệnh NT:
+ Đánh lệnh NT trong ô lệnh
+ Chọn "Nhập các tọa độ tuyệt đối"
+ Điền cao độ.
+ Chọn chế độ "Chỉ điểm" -> "vẽ" -> nhấn "OK"

Bước 5:Xây đựng mô hình lưới bề mặt (Lệnh LTG)

Bước 6: Xem mô hình lưới vừa tạo (Lệnh CED)

Bước 7: Sử dụng các đường Pline bằng lệnh PL để vẽ các đường cánh tuyến (Đường dẫn hướng tuyến)

Bước 8: Vẽ gốc tuyến bằng lênh GT (Điểm xuất phát tuyến)

Bước 9: Định nghĩa mặt bằng tim tuyến (lệnh DMB)
- Sử dụng để định nghĩa đường Pline vừa vẽ dẫn hg tuyến thành đg tim tuyến có layer thuộc Nova.

Bước 10: Cắm cong nằm và bố trí siêu cao (lệnh CN)
- Sau khi đánh lệnh, Nova sẽ bật bảng thông báo cho ta điền các thông tin:
+ BK đg cong nằm
+ Bố trí hoặc ko bố trí đg cong chuyển tiếp.
+ Giá trị siêu cao
+ Độ mở rộng PXC
+ Chiều dài đoạn nối siêu cao.

Bước 11: Cắm cọc (lệnh PSC)
- Để phát sinh các cọc với k/c cho trước.
-Chú ý chọn phát sinh ở cả hai đầu, K/c giữa các cọc phát sinh phụ thuộc vào từng giai đoạn thiết kế.

Bước 12: Chèn thêm các cọc lên bình đồ (Lệnh CC)
- Các cọc cần chèn là:
+ Cọc đường cong (ND, TD, P, TC, NC)
+ Cọc cống (C)
+ Cọc CT, cọc địa hình (giao với đg đồng mức)

Bước 13: Sửa số liệu (lệnh SSL)
-Sửa tên cọc cho đúng với quy định:
+ Cọc đầu cuối
+ Cọc lý trình

Bước 14: Điền tên cọc (lệnh DTC)

Bước 15:Thiết lập bảng biểu cho đầu Trắc dọc, trắc ngang (lệnh BB)
- Mẫu bảng biểu của đầu Trắc dọc, Trắc ngang thường do chủ đầu tư quyết định, không có một quy chuẩn nhất định
- Sử dụng hai phím Insert và Delete để chèn thêm hay xóa bỏ những dòng trong bảng biểu.
- Trong mỗi dự án ta nên làm một mẫu bảng biểu chuẩn rồi ghi tệp lại, lần sau cần sử dụng ta có thể gọi lại từ đó.

Bước 16:Vẽ trắc dọc tự nhiên (lệnh TD)
- Tỷ lệ đứng, tỷ lệ ngang phải là (1/1000; 1/100) hay (1/2000; 1/200)
thường dùng tỉ lệ 1/5000;1/500
Bước 17:Vẽ trắc ngang tự nhiên (lệnh TN)
- Tỷ lệ chuẩn 1/200.

Bước 18: Thiết kế đường đỏ (lệnh DD)
- Sử dụng một trong hai phương pháp để đi đường đỏ: đi bao hoặc đi cắt (trên từng đoạn tuyến)
- Phải tính toán các điểm khống chế trên cống, xác định điểm khống chế đầu cuối tuyến.Tính toán các điểm mong muốn (có lợi về kinh tế) rồi rắc lên trắc dọc trước khi đi đường đỏ.
- Chọn chế độ bám cọc
- Đi đường đỏ theo độ dốc
- Chú ý chiều dài đoạn đổ dốc và độ dốc tối thiểu thoát nước

Bước 19:Thiết kế đường cong đứng (lệnh CD)
- Chọn 1 trong 2 phương pháp:
+ Cong tròn
+ Cong parabol
- Chú ý giá trị của BK lồi nhỏ nhất và BK lõm nhỏ nhất.

Bước 20: Điền thiết kế cho trắc dọc (lệnh DTK)
-Chọn cả hai lựa chọn trong bảng lệnh.

Bước 21: Thiết kế trắc ngang (lệnh TKTN).
- Nhấn vào "sửa" để hiệu chỉnh cho đúng MCN thiết kế.
- Sau khi sửa xong tiến hành áp thiết kế cho các trắc ngang bằng cách nhấn vào "Áp TN" trong bảng báo của Nova.

Bước 22:Vẽ các yếu tố của MCN bằng lệnh đa tuyến dốc (lệnh DTD).
- Chọn điểm bắt đầu vẽ.
- Chọn phía cần vẽ: nếu bên trái thì giữ nguyên, nếu bên phải thì nhấn"ENTER" bỏ qua bên trái.
- Vào khoảng cách cần vẽ.
- Vào độ dốc cần tạo (Chú ý dấu:Độ dốc hướng ra khỏi tim đường là (+) và ngược lại)

Bước 23:Định nghĩa thiết kế trắc ngang (lệnh DNTKTN)
- Chọn đối tượng cần định nghĩa vừa được vẽ bằng lệnh đa tuyến dốc
- Chọn đối tượng vừa vẽ (Mặt trái, mặt phải, lề trái, lề phải).Khi chọn xong Nova sẽ tự chuyển Layer cho phần vừa định nghĩa,layer cũ sẽ tự động mất đi.

Bước 24:Lệnh vẽ taluy (lệnh TL).
- Chọn phía mặt hoặc lề cần vẽ taluy.
- Vào 1 cặp (Khoảng cách và độ dốc) liên tiếp để vẽ dạng taluy.
- Lệnh này còn áp dụng để vẽ rãnh biên, bệ phản áp, mương, máng...

Bước 25:Điền thiết kế cho trắc ngang (lệnh DTKTN).
- Bỏ mục điền cao độ thiết kế và điền cao độ hoàn thiện.

Bước 26:Copy thiết kế (lệnh CTK).
- Sử dụng để copy những phần đã sửa bằng Nova cho những phần khác giống nó mà chưa sửa.

Bước 27:Áp khuôn áo đường (lệnh APK)
- Thường áp dụng tạo khuôn áo đường cho nền đường mới.
- Đối với áo đường PXC, áp dụng biện pháp "Áp tự động", đối với lề gia cố thì "Áp chỉ điểm".
- Sau đó sử dụng lệnh Copy thiết kế để copy cho các MCN khác.

Bước 28:Khai báo vét bùn và đánh cấp (lệnh KBVB).
- Đưa vào chiều sâu vét (0,3m)
- Taluy vét (1/0)
- Chiều rộng đánh cấp (1,0m)

Bước 29:Vét bùn (lệnh VB)

Bước 30:Đánh cấp (lệnh DC)
-Với ins lớn hơn 20% mới đánh cấp.

Bước 31:Tính diện tích (lệnh TDT)
- Tính diện tích mà bản thân Nova có thể hiểu được.
Dưới đáy áo đường có 1 lớp K98 làm lớp chuyển tiếp giữa nền và KCAD.Cần khai báo lớp K98 là 1 lớp áo đường bằng lệnh APK 

Wednesday, March 21, 2012

Trọn bộ cài đặt Nova,HS,Topo,RoadPlan chạy trên win 7( 4 trong 1)

Doawload phần mềm RoadPlan

ROADPLAN (FULL) THIẾT KẾ
ĐƯỜNG ĐÔ THỊ


Doawlaod cả 2 phần:Download Bản đầy đủ chạy với cad2005:

Phần mềm thiết kế đường RoadPlan:



Là công cụ để thiết kế kỹ thuật, thi công, hoàn công đường từ bình đồ.


Môi trường: Phần mềm chạy trong môi trường AutoCAD 2005.


Nằm trong bộ xêri sản phẩm về thiết kế cơ sở hạ tầng của Công ty Hài Hòa. Để có thể thực hiện thiết kế đường một cách chuyên nghiệp nhất thiết cần có thêm các môđun phần mềm TOPO, ĐCCT và CADAS cũng của Công ty. Tuy nhiên, RoadPlan có thể chạy độc lập với các phần mềm trên nhưng lúc đó khả năng của nó sẽ bị hạn chế.


RoadPlan với các tính năng thiết kế linh hoạt cho phép người sử dụng có thể can thiệp trực tiếp vào cơ sở dữ liệu để tạo ra các ứng dụng riêng cho mình.
Các tính năng chính


* Thiết kế nhiều tuyến khác nhau trên mặt bằng địa hình hiện trạng. Trên một tuyến có thể có một hoặc nhiều đường tim song song hoặc không song song, đồng thời có thể hiệu chỉnh các đường trên mặt bằng tuyến một cách linh hoạt.
* Sử dụng các tệp số liệu khảo sát trắc dọc, trắc ngang từ các môđun NovaTDN, TOPO để thiết kế tuyến theo tệp số liệu trắc dọc trắc ngang, cũng như sử dụng mô hình địa hình của môđun TOPO.
* Trên bản vẽ trắc dọc tự nhiên có thể thể hiện các đường mã hiệu (ví dụ: mép trái, mép phải đường cũ cùng với các dữ liệu như cao độ, độ dốc, cự ly lẻ, khoảng cộng dồn...), các đường đáy các lớp địa chất.
* Trên bản vẽ trắc dọc thiết kế ngoài các đường đỏ (của một hoặc nhiều đường tim) có thể thể hiện các đường mã hiệu (ví dụ: mép lề, mép xe chạy, mép dải phân cách trái và phải của tuyến thiết kế cùng với các dữ liệu như cao độ, độ dốc...).
* Bản vẽ trắc ngang thiết kế có thể thể hiện các dạng mặt cắt khác nhau (ví dụ: đường có nhiều dải phân cách, có đan rãnh thoát nước, đường có hai làn song song hoặc không song song). Các kiểu cắt ngang hoàn toàn do người sử dụng tự định nghĩa.

Doawload bảng tính dầm Super-T

Tác giả : Kỹ Sư Nguyễn Ngọc Đức
Nội dung:
1-Tính HSPBN
2-Tính nội lực
3-Kiểm toán
4-Kiếm toán cục bộ đầu dầm bằng phương pháp Mô hình chống - Giằng ( Strut - Tie Model )
5-Macro nội suy 2 chiều



Tải về tại đây!

mình đã up lại link rồi đó, xin lỗi vì sự thiếu sót này nhé (^_^) !

Tuesday, March 20, 2012

Doawload tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc TCVN 5729:1997

 Tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc

Chúc các bạn học tốt!

Doawload phần mềm Plaxis

Link doawload: tại đây
HDSD plaxis: tại đây
Tài liêu thực hành Plaxis:tại đây

Video HDSD MiDas Civil cho dầm mặt cắt chữ I

Cầu dầm mặt cắt chữ I:
Phần 1
Phần 2


Tính toán cầu đúc hẫng

Tính toán cầu đúc hẫng ( bảng Excel) :
link: Phần 1
       Phần 2

Xuất MiDas ra Cad

Xuất midas ra cad (*.doc) : tải về tại đây!

MiDas Civil và RM

MIDAS Civil vs RM.ppt : 


Tải về tại đây!

Doawload MiDas Civil 7.1 + HDSD

đây là link doawload:
 Phần 1
Phần 2
HD cài đặt:
B1: cài đặt chương trình
B2:  Sau khi cài đặt Midas xong, không được chạy chuơng trình liền mà vào thư mục CRACK copy file "73B4.sentinel" và paste vào C:/WINDOW/System32
Sau đó vào mục CRACK chạy file "Emulator Utility" chọn Intall Emulator và đóng nó lại.
Sau đó mở chuơng trình Midas lên và chọn Help-> Registry... . Copy đoạn mã trong file Readme và bỏ vào đó ấn OK!
Tiếp đó cài file "Protection Drivers" nữa là xong. Khởi động lại máy là OK!
Nếu vẫn chưa chạy được chương trình khi không mở được file mới thì các bạn tiếp tục thực hiện:


B3: Tắt chế độ bảo mật UAC (User Access Control) của hệ thống. 
===> đối với win7
- Bạn đến đường dẫn sau: Control Panel\System and Security\Windows Solution Center\User Account Control settings
- sau đó kéo thanh về Never notify rồi bấm OK 
Khởi động lại máy là OK
HDSD bằng Video:
Video1
Video2
Video3
Video4
Dự ứng lực:
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Bài giảng Midas
Cáp DUL
Cầu đúc hẫng
Cầu treo dây võng (*pdf) : Cầu treo dây võng
đường ảnh hưởng liên tục 3 nhịp (video) : đ.a.h liên liên tục 3 nhịp
Dao động (video) : Dao động
 Đề cương chi tiết (*.pdf) : Đề cương
Hoạt tải (video) : Hoạt tải
Hoạt tải xe (video) : Hoạt tải xe
Liên kết (video) : Liên kết

Doawload Phần mềm Sap 2000

Sap là phần mềm tính toán nội lực ứng dụng trong ngành XDDD&CN và ngành Cầu hầm. Tuy nhiên các bạn năm thứ nhất hay năm thứ 2 cũng nên bít 1 chút ít về SAP, nó sẽ giúp các bạn 1 phần nào đó trong BTL cơ kết cấu hoặc BTL SBVL1 
Link download SAP 2000: tải về tại đây!

pass: cauduong.edu.vn

Doawload Phần Mềm RM V9.15



Giới thiệu:
Phần mềm RM của hãng TDV ( Áo) là một phần mềm rất nổi tiếng trong lĩnh vực tính toán thiết kế kết cấu cầu nhịp lớn. Một số công ty tư vấn thiết kế giao thông ở nước ta đã đầu tư hàng tỷ đồng để mua bộ phần mềm này phục vụ tính toán thiết kế cầu nhịp lớn. Đề tài này tập trung
nghiên cứu các tính năng phân tích cầu của phần mềm RM2004, ứng dụng kết quả nghiên cứu tính toán kết cấu cầu An Hải tỉnh Phú Yên và cầu qua Hồ trung tâm tỉnh Đăk Nông.
Đây là link doawload:
Tải về
hoặc cái này:
Tải về
Chúc các bạn thành công!

Doawlaod phần mềm ETABS 9.6

Linh doawload 1 cụm đây nè các bạn: Tải về
Hoặc tải từng phần:
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Crack


Hướng dẫn cài đặt etabs 9.6 : Hướng dẫn


Tài liệu học đây: Tài liệu
Etab thiết kế nhà cao tầng:   nhà cao tầng


ETABS là phần mềm kết cấu chuyên dụng trong tính toán và thiết kế nhà cao tầng. Đây là hệ chương trình phân tích và thiết kế kết cấu chuyên dụng trên máy tính cho các công trình dân dụng ETABS được phát triển bởi CSI (Computers and Structures, Inc. Berkeley, California, USA).
Đây là phần mềm không thể thiếu cho các kĩ sư Xây dựng và mình vừa down về dùng,nhân tiện chia sẻ với mọi người.  




Những điểm nổi trội của ETABS so với các chương trình khác trong phân tích kết cấu :
Sử dụng ETABS có thể đưa đến việc giảm rõ rệt thời gian yêu cầu trong việc xây dựng mô hình tính, giảm thời gian xử lý và tăng độ chính xác. Sở dĩ như vậy bởi vì ETABS thực hiện đưa vào các tính năng điển hình cho bài toán hệ các công trình dân dụng (công trình) trong xây dựng mà các hệ chương trình khác có thể không nhận ra. Các đặc tính này bao gồm:


Hầu hết các toà nhà có hình dạng đơn giản với hệ dầm nằm ngang và hệ cột thẳng đứng. Một hệ thống lưới đơn giản định nghĩa lưới sàn ngang và cột đứng có thể thiết lập các hệ hình học tương tự với thời gian nhỏ nhất.


Một số mức sàn trong hệ công trình là điển hình. Hầu hết các chương tình khác không nhận dạng cụ thể yếu tố thực tế này, dẫn đến làm cho quá trình tính toán tăng lên nhiều lần không cần thiết.


Hầu hết các kết cấu công trình thì kích thước của phần tử có liên hệ rất nhiều đến chiều rộng của nhịp và chiều cao tầng. Các kích thước này có ảnh hưởng rõ rệt đến độ cứng của phần tử thanh. Chính xác hoá điều này sẽ ảnh hưởng đến các công thức tính độ cứng của các phần tử. Hầu hết các chương trình xây dựng trên đường trọng tâm của kích thước và chính xác độ cứng như vậy thường mất nhiều thời gian khi thực hiện


Trong phân tích các công trình dân dụng thì các thành phần lực của phần tử được tác dụng trên bề mặt ngoài của gối tựa phần tử. Các biến đổi tương tự không được tự động tính toán ở các chương trình khác


Hệ thống tải trọng trong các hệ thống công trình thường không nhiều. Tải trọng, nói chung, đều có hướng thẳng đứng và đi xuống (tĩnh tải hoặc hoạt tải) hoặc theo phương ngang (gió hoặc động đất). Tải trọng đứng thường được áp dụng trên sàn và dầm, và tải trọng ngang thường được tác dụng theo mức tầng.


Tải trọng trên các ô sàn cần được dồn tự động vào các hệ thanh của công trình. Mặt khác, các mức tải trọng với yêu cầu thay đổi cần phải có các lựa chọn đặc biệt cho phép tạo ra và tổ hợp tiện lợi đối với các tải trọng đứng, ngang và tải trọng động.


Một vấn đề rất cần có đối với việc phân tích công trình bằng máy tính đó là việc kết xuất kết quả với các định dạng khác nhau ví dụ như từng tầng, theo cột theo dầm, vách lõi …..


Tất cả các đặc tính trên của của hệ công trình đều được ETABS nhận dạng và áp dụng vào trong ứng dụng cụ thể của hệ thống công trình.
sửa 
Các tính năng về nhập liệu.


- Giao diện đồ hoạ thân thiện.


- Vào số liệu, chỉnh sửa và sao chép dễ dàng bởi hệ thống thực đơn, thanh công cụ.


- Tăng tốc nhập liệu nhà cao tầng bằng khái niệm tầng tương tự.


- Có thể mô hình các dạng kết cấu nhà cao tầng: Hệ kết cấu dầm, sàn, cột, vách toàn khối; Hệ kết cấu dầm, cột, sàn lắp ghép, lõi toàn khối… - Các thư viện kết cấu sẵn có hoặc xây dựng sơ đồ kết cấu: dầm, sàn, cột, vách trên mặt bằng hoặc mặt đứng công trình bằng các công cụ mô hình đặc biệt.


- Sử dụng hệ lưới và các lựa chọn bắt điểm giống AutoCAD.


- Đánh hệ trục định vị mặt bằng kết cấu tự động.


- Xuất và nhập sơ đồ hình học từ môi trường AutoCAD (file *.DXF)
Các tính năng phân tích.


Các thuật toán số cơ bản trong phân tích tĩnh, phân tích động lực, phân tích theo lịch sử thời gian, phân tích ổn định với các vật liệu đàn hồi tuyến tính và phân tích phi tuyến của chương trình ETABS được phát triển bởi CSi (tác giả của hệ thống SAP2000, SAFE)


Cơ sở lý thuyết : Được xây dựng dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn


Mức độ : không bị hạn chế về số lượng ẩn số (thông qua số phần tử và số nút)


Các dạng kết cấu.


-Hệ thanh phẳng hoặc không gian (dầm, dàn, khung)


-Hệ tấm (sàn, vách, lõi)


-Hệ vỏ hình dạng phong phú


-Hệ khối đặc: các tấm dầy, hệ đập nước.....


-Hệ hỗn hợp và liên hợp
Các dạng phân tích. 


-Phân tích phản ứng dưới tác dụng của tải trọng tĩnh và vật liệu đàn hồi tuyến tính


-Phân tích phí tuyến bậc hai P-Delta có kể đến ảnh hưởng của hiện tượng uốn dọc và là cơ sở của việc giải quyết bài toán ổn định của hệ kết cấu


-Phân tích động lực học cho phép xác định tần số và dạng dao động riêng với các dạng tải trọng động khác nhau như các tải trọng theo hàm điều hoà, tải trọng động đất, gió động...


-Phân tích tác động và phản ứng của công trình theo thời gian (time history)


-Phân tích theo phổ phản ứng (Response Spectrum) xét tác động của động đất theo gia tốc nền


-Các dạng tổ hợp tải trọng tác động: Tổ hợp đại số, tổ hợp bậc hai toàn phần CQC, tổ hợp căn bậc hai của tổng bình phương SRSS, tổ hợp hỗn hơp, và tính chất bao nội lực ENVELOPE


Các tính năng nổi bật.


- Tự động tính toán tải trọng cho các kiểu tải sau: tải trọng bản thân, gió tĩnh, động đất theo tiêu chuẩn UBC, BS8110, BOCA96, hàm tải trọng phổ (Response Spectrum Function), hàm tải trọng đáp ứng theo thời gian (Time History Function)…


- Tự động xác định khối lượng và trọng lượng các tầng.


- Tự động xác định tâm hình học, tâm cứng và tâm khối lượng công trình.


- Tự động xác định chu kì và tần số dao động riêng theo hai phương pháp Eigen Vectors và Ritz Vectors theo mô hình kết cấu không gian thực tế của công trình.


- Đặc biệt có thể can thiệp và áp dụng các tiêu chuẩn tải trọng khác như: tải trọng gió động theo TCVN 2737-95, tải trọng động đất
Các tính năng thiết kế.


- Thiết kế và kiểm tra cấu kiện dầm, sàn, cột, vách theo các tiêu chuẩn:


* ACI318-99,
* UBC97,
* BS8110-89,
* EUROCODE 2-1992,
* INDIAN IS 456-2000,
* CSA-A23.3-94 … 


Trong đó: cấu kiện dầm, cột, vách tính ra đến diện tích thép (có thể thực hiện bài toán thiết kế hoặc kiểm tra cấu kiện cột dầm, vách.


- Ngoài ra, ETABS có thể tính toán và thiết kế cho cấu kiện dầm tổ hợp (Composite Beam), thực hiện thiết kế chi tiết liên kết tại các nút đối với kết cấu thép (Joint Steel Design) theo các tiêu chuẩn thông dụng trên thế giới.
Khả năng kết xuất dữ liệu.


- Thiết lập một cách nhanh chóng, chính xác, ngắn gọn thuyết minh tính toán công trình.


- Kết xuất dữ liệu ra các môi trường khác như: SAP2000, SAFE, AutoCAD, ACCESS, WORD, NOTEPAD.


- Đặc biệt là việc kết xuất các mức sàn tầng của công trình sang chương trình phụ trợ SAFE để tính toán sàn bê-tông cốt thép. Kết quả cuối cùng đạt được là biểu đồ nội lực, diện tích thép, bố trí triển khai thép sàn.


Ghi chú: SAFE là phần mềm kết cấu chuyên dụng tính toán cho các loại bản sàn bê-tông cốt thép theo phương pháp phần tử hữu hạn như sàn giao thoa, sàn không dầm, sàn nấm, … ngoài ra SAFE còn có thể tính nội lực và tính thép cho đài móng đơn hoặc móng tổ hợp, móng bè. SAFE nằm trong bộ phần mềm SAP, ETABS, SAFE của trường Đại học Berkeley (Mỹ).


Mặc dù mới xuất hiện ở Việt Nam, xong có thể khẳng định ETABS là phần mềm kết cấu nổi trội và tiện dụng hơn hẳn so với các phần mềm kết cấu khác như: SAP 2000, STAAD III/PRO, PKPM trong việc tính toán và thiết kế nhà cao tầng.

Ứng dụng EXCEL trong Thiết Kế Đường ô tô

tài liệu này sẽ giúp các bạn tính toán trong những bài toán dài và phức tạp,
sau đây là link: Tải về

Ngoài ra để vẽ hình trong EXCEL, các bạn vào  insert-->shapes --> có đầy đủ Drawing cho bạn.

Doawload MiDas Civil 7.3+ HD cài đặt

 bộ cài Midas 7.3 Không bị phần mềm diệt virus làm phiền như Midas 7.01, Đọc được file Midas 7.01, import được file MCT của Midas 6.3.


Tải Midas civil 7.3 tại đây!

Tôi chắc chắn bạn rất muốn xem cái này!
Cài đăt như sau:
Hiện cách cài đặt này đã thành công trên Win xp và Win 7 32 bít!

Bước 1: Gở bỏ tính năng bảo mật của win 7 


* Controlpanel/system and Security/ Change User Account control setting 


chọn ok và khởi động lại máy! 


Bước 2: cài đặt Midas civil 7.3.0 


+ Chạy file setup. exe 
và tiến hành các bước yes, ok như bình thường. 
+ Cài xong khởi động lại máy. 


Bước 3: Đăng ký cho chương trình 


B1: chạy file install.ball trong thư mục multi 
B2: chạy file midas7.3.reg trong thu mục key 
B3: mở chương trình midas 7.3.0 lên vào help điền chuổi số sau vào chương 
trình: c4af8fdcde279a94 

chọn ok! 
thoát chương trình. 


B4: 
+ chạy file remove.bat trong thư mục multi 
+ chạy file remove.reg trong thư mục multi 
+ chạy file restart.bat trong thư mục multi 
B5: chạy lại B1 và B2 như trên 
khởi động lại máy! 


Chú ý: 
+ Nếu không được thì làm đi làm lại bước 3 một vài lần 
+ Với win xp ta chỉ cần thực hiện từ Bước 2 trở đi! 
xem cụ thể tai đây: Hướng dẫn cài đặt cụ thể tại đây!

Một vài hình ảnh khi sử dụng:





Sửa lỗi font trong NoVa

Lỗi Font trong Nova
Nếu cài nova trên nền cad R14 sẽ gặp lỗi font trên menu, gây rất nhiều khó chịu. 
Để khắc phục anh em tham khảo cách sau: 
và Properties của màn hình Desktop làm như sau : 
Properties\Appearance\Advanced --> Chọn Item, mục Menu, trong đó chỉnh lại Fonts : VK Sans Serif, Size 8 --> OK 
Nếu vẫn không được, anh em nhớ cài font ABC vào. 
vào Properties của màn hình Desktop làm như sau : 
Properties\Appearance\Advanced --> Chọn Item,message Box , và chỉnh lại Fonts : VK Sans Serif, Size 8 --> OK.
Thực ra sau khi cài NoVa thì lỗi font là cái chắc, tuy nhiên sửa thì không khó, nào là nỗi khi mở trang web,..fonder, word, excel... nói chung sẽ bị lỗi tất cả font của máy, nếu rảnh rỗi mĩnh sẽ làm tuần tự từng bước và chụp hình cho các bạn, bây giờ hơi lười hi

Các bước thiết kế đường từ NoVa

Sau đây là các bước cụ thể:

I.Chuẩn bị bình đồ: 
- Scan bình đồ vào máy tính (Trước khi scan kẻ 2 đường thẳng vuông góc với nhau, mỗi đường thẳng dài 2cm_để sau này xác định tỷ lệ bình đồ cho chính xác) 
- Có thể scan bằng tay (bằng các đường polyline trong Cad), hoặc sử dụng phần mềm (Scan ID cad; CADMAP...) 
Chú ý:Nếu scan bằng tay thì trước khi tô bạn cần tạo layer cho các đường đồng mức,khi tô phải tô bằng các đường Pline.Nếu tô phân đoạn càng nhỏ của Pline thì sự nội suy của Nova càng chính xác.

I.Chuẩn bị bình đồ: 
- Scan bình đồ vào máy tính (Trước khi scan kẻ 2 đường thẳng vuông góc với nhau, mỗi đường thẳng dài 2cm_để sau này xác định tỷ lệ bình đồ cho chính xác) 
- Có thể scan bằng tay (bằng các đường polyline trong Cad), hoặc sử dụng phần mềm (Scan ID cad; CADMAP...) 
Chú ý:Nếu scan bằng tay thì trước khi tô bạn cần tạo layer cho các đường đồng mức,khi tô phải tô bằng các đường Pline.Nếu tô phân đoạn càng nhỏ của Pline thì sự nội suy của Nova càng chính xác. 

II.Trình tự thiết kế: 
Bước 1: Cài đặt các thông số ban đầu (lệnh NS) 
- Làm tròn về hai chữ số thập phân 
-Thay đôi chữ viết bằng lệnh UN 

Bước 2:khai báo thay đổi tuyến thiết kế (Lệnh CS) 
-Lựa chọn tiêu chuẩn thiết kế 
-Lựa chọn tốc độ thiết kế 
-Lựa chọn lý trình ban đầu trong trường hợp đoạn tuyến là một phần của dự án. 

Bước 3:Định nghĩa đường đồng mức (Lệnh ĐNDM) 
-Ghi cao độ -> chọn đội tượng trong bản hướng dẫn của Nova 
-Kiểm tra việc định nghĩa đườngđồng mức bằng các lệnh: CDTN; VP; LIST 

Bước 4:Chèn các điểm cao trình (lệnh NT) 
-Sau khi kiểm tra các đường đồng mức đã định ngĩa, chúng ta tiến hành chèn các vị trí "3" mà Nova TDN không nội suy được 
+ Vị trí yên ngựa 
+ Vị trí đỉnh đồi 
+ Vị trí dốc chân chim 
-Tại những điểm đó ta có thể dùng lệnh NT hoặc phương pháp đườngđồng mức phụ (vẽ các đường Pline không khép kín rồi sử dụng lệnh DNDM để định nghĩa cho các đường trên). 
- Cách dùng lệnh NT: 
+ Đánh lệnh NT trong ô lệnh 
+ Chọn "Nhập các tọa độ tuyệt đối" 
+ Điền cao độ. 
+ Chọn chế độ "Chỉ điểm" -> "vẽ" -> nhấn "OK" 

Bước 5:Xây đựng mô hình lưới bề mặt (Lệnh LTG) 

Bước 6: Xem mô hình lưới vừa tạo (Lệnh CED) 

Bước 7: Sử dụng các đường Pline bằng lệnh PL để vẽ các đường cánh tuyến (Đường dẫn hướng tuyến) 

Bước 8: Vẽ gốc tuyến bằng lênh GT (Điểm xuất phát tuyến) 

Bước 9: Định nghĩa mặt bằng tim tuyến (lệnh DMB) 
- Sử dụng để định nghĩa đường Pline vừa vẽ dẫn hg tuyến thành đg tim tuyến có layer thuộc Nova. 

Bước 10: Cắm cong nằm và bố trí siêu cao (lệnh CN) 
- Sau khi đánh lệnh, Nova sẽ bật bảng thông báo cho ta điền các thông tin: 
+ BK đg cong nằm 
+ Bố trí hoặc ko bố trí đg cong chuyển tiếp. 
+ Giá trị siêu cao 
+ Độ mở rộng PXC 
+ Chiều dài đoạn nối siêu cao. 

Bước 11: Cắm cọc (lệnh PSC) 
- Để phát sinh các cọc với k/c cho trước. 
-Chú ý chọn phát sinh ở cả hai đầu, K/c giữa các cọc phát sinh phụ thuộc vào từng giai đoạn thiết kế. 

Bước 12: Chèn thêm các cọc lên bình đồ (Lệnh CC) 
- Các cọc cần chèn là: 
+ Cọc đường cong (ND, TD, P, TC, NC) 
+ Cọc cống (C) 
+ Cọc CT, cọc địa hình (giao với đg đồng mức) 

Bước 13: Sửa số liệu (lệnh SSL) 
-Sửa tên cọc cho đúng với quy định: 
+ Cọc đầu cuối 
+ Cọc lý trình 

Bước 14: Điền tên cọc (lệnh DTC) 

Bước 15:Thiết lập bảng biểu cho đầu Trắc dọc, trắc ngang (lệnh BB) 
- Mẫu bảng biểu của đầu Trắc dọc, Trắc ngang thường do chủ đầu tư quyết định, không có một quy chuẩn nhất định 
- Sử dụng hai phím Insert và Delete để chèn thêm hay xóa bỏ những dòng trong bảng biểu. 
- Trong mỗi dự án ta nên làm một mẫu bảng biểu chuẩn rồi ghi tệp lại, lần sau cần sử dụng ta có thể gọi lại từ đó. 

Bước 16:Vẽ trắc dọc tự nhiên (lệnh TD) 
- Tỷ lệ đứng, tỷ lệ ngang phải là (1/1000; 1/100) hay (1/2000; 1/200) 

Bước 17:Vẽ trắc ngang tự nhiên (lệnh TN) 
- Tỷ lệ chuẩn 1/200. 

Bước 18: Thiết kế đường đỏ (lệnh DD) 
- Sử dụng một trong hai phương pháp để đi đường đỏ: đi bao hoặc đi cắt (trên từng đoạn tuyến) 
- Phải tính toán các điểm khống chế trên cống, xác định điểm khống chế đầu cuối tuyến.Tính toán các điểm mong muốn (có lợi về kinh tế) rồi rắc lên trắc dọc trước khi đi đường đỏ. 
- Chọn chế độ bám cọc 
- Đi đường đỏ theo độ dốc 
- Chú ý chiều dài đoạn đổ dốc và độ dốc tối thiểu thoát nước 

Bước 19:Thiết kế đường cong đứng (lệnh CD) 
- Chọn 1 trong 2 phương pháp: 
+ Cong tròn 
+ Cong parabol 
- Chú ý giá trị của BK lồi nhỏ nhất và BK lõm nhỏ nhất. 

Bước 20: Điền thiết kế cho trắc dọc (lệnh DTK) 
-Chọn cả hai lựa chọn trong bảng lệnh. 

Bước 21: Thiết kế trắc ngang (lệnh TKTN). 
- Nhấn vào "sửa" để hiệu chỉnh cho đúng MCN thiết kế. 
- Sau khi sửa xong tiến hành áp thiết kế cho các trắc ngang bằng cách nhấn vào "Áp TN" trong bảng báo của Nova. 

Bước 22:Vẽ các yếu tố của MCN bằng lệnh đa tuyến dốc (lệnh DTD). 
- Chọn điểm bắt đầu vẽ. 
- Chọn phía cần vẽ: nếu bên trái thì giữ nguyên, nếu bên phải thì nhấn"ENTER" bỏ qua bên trái. 
- Vào khoảng cách cần vẽ. 
- Vào độ dốc cần tạo (Chú ý dấu:Độ dốc hướng ra khỏi tim đường là (+) và ngược lại) 

Bước 23:Định nghĩa thiết kế trắc ngang (lệnh DNTKTN) 
- Chọn đối tượng cần định nghĩa vừa được vẽ bằng lệnh đa tuyến dốc 
- Chọn đối tượng vừa vẽ (Mặt trái, mặt phải, lề trái, lề phải).Khi chọn xong Nova sẽ tự chuyển Layer cho phần vừa định nghĩa,layer cũ sẽ tự động mất đi. 

Bước 24:Lệnh vẽ taluy (lệnh TL). 
- Chọn phía mặt hoặc lề cần vẽ taluy. 
- Vào 1 cặp (Khoảng cách và độ dốc) liên tiếp để vẽ dạng taluy. 
- Lệnh này còn áp dụng để vẽ rãnh biên, bệ phản áp, mương, máng... 

Bước 25:Điền thiết kế cho trắc ngang (lệnh DTKTN). 
- Bỏ mục điền cao độ thiết kế và điền cao độ hoàn thiện. 

Bước 26:Copy thiết kế (lệnh CTK). 
- Sử dụng để copy những phần đã sửa bằng Nova cho những phần khác giống nó mà chưa sửa. 

Bước 27:Áp khuôn áo đường (lệnh APK) 
- Thường áp dụng tạo khuôn áo đường cho nền đường mới. 
- Đối với áo đường PXC, áp dụng biện pháp "Áp tự động", đối với lề gia cố thì "Áp chỉ điểm". 
- Sau đó sử dụng lệnh Copy thiết kế để copy cho các MCN khác. 

Bước 28:Khai báo vét bùn và đánh cấp (lệnh KBVB). 
- Đưa vào chiều sâu vét (0,3m) 
- Taluy vét (1/0) 
- Chiều rộng đánh cấp (1,0m) 

Bước 29:Vét bùn (lệnh VB) 

Bước 30:Đánh cấp (lệnh DC) 
-Với ins lớn hơn 20% mới đánh cấp. 

Bước 31:Tính diện tích (lệnh TDT) 
- Tính diện tích mà bản thân Nova có thể hiểu được. 
Dưới đáy áo đường có 1 lớp K98 làm lớp chuyển tiếp giữa nền và KCAD.Cần khai báo lớp K98 là 1 lớp áo đường bằng lệnh APK